Cải táng sang cất, Bốc Mộ và những kiêng kỵ phần Mộ Kết

Cải táng sang cất, Bốc Mộ và những kiêng kỵ phần Mộ Kết

Cải táng sang cất, Bốc Mộ và những kiêng kỵ phần Mộ Kết

Cải táng sang cất, Bốc Mộ và những kiêng kỵ phần Mộ Kết

 

  1. Nguồn gốc cải táng

Phong tục cải táng khởi nguồn từ thời Bắc thuộc khi quan lại và thương lái Trung Quốc chết tại Việt Nam mà các gia đình có nhu cầu đưa xương cốt về chính quốc. Về sau thành lệ và thành phong tục. Đặc biệt do yếu tố địa lý Đồng bằng Bắc Bộ phần nhiều là đất pha cát phù xa, khi chôn người chết xuống phần nhiều là tiêu hết thịt, có chỗ đất còn hao cả xương nếu không cải táng thì chỉ còn đất, mà cát phù xa thì bẩn nên phải tắm rửa thay áo, sửa sang nhà mới cho người đã khuất. Trong khi đó gỗ áo quan chôn trên đất tại Đồng Bằng Bắc Bộ nhanh hỏng và hay xập ván thiên (nắp quan tài) bởi mùa lũ thì đầy nước, mà mùa cạn thì khô, mối thường tụ lại trên chỗ đất cao (mồ mả hay cao hơn ruộng) nên hay xông vào áo quan.

 

Cải táng, sang cát là thể hiện sự hiếu thảo của gia đạo, mong muốn đem lại những gì tốt đẹp nhất cho người đã khuất. Công việc này phải được thực hiện trước khi ánh mặt trời mọc, thường kéo dài từ đêm cho đến khoảng 5 – 6h sáng vì người xưa quan niệm, khi mặt trời chiếu vào, phần cốt sẽ bị sạm và đen - nghĩa là ánh dương chiếu vào phần cốt sẽ không được tốt”

 

Đối với những phần mộ hoả táng, được đậy trong hũ kín nên hoạt động di chuyển có thể diễn ra trong ban ngày.

 

  1. Mộ kết

 

Mộ kết là cụm từ gắn liền và chi phối không nhỏ đến đời sống tâm linh trong văn hóa cộng đồng người Việt. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng hiểu rõ về khái niệm này.

Mộ kết được hiểu là việc những ngôi mộ sau một thời gian cứ đùn lên ngày càng to khác thường là do tính chất vật lý của đất. Có thể đất chỗ đó có sự giãn nở khác thường hoặc do giun, mối đùn đất cao lên. Trong mỗi ngôi mộ kết ấy thường có dây tơ hồng quấn quanh người chết. Mộ kết thì phải giữ nguyên, không được cải táng thì sự tốt đẹp mới kéo dài mãi.

Ngược lại, cũng có người quan niệm rằng, nếu cải táng mộ kết, sự tốt đẹp sẽ biến thành điềm xấu ảnh hưởng tới cả dòng họ... Tất cả xuất phát từ gốc tích tín ngưỡng phồn thực”, vị chuyên gia cho hay.

 

  1. Thời gian thích hợp để cải táng

Đối với người Việt, điều quan trọng nhất trong việc cải táng, sang cát là phải xem tuổi của người đứng ra làm (trưởng họ, con trưởng) trong năm có ý định sang cát có phù hợp để thực hiện. Thời gian tốt nhất trong năm để tiến hành cải táng là từ cuối Thu đến trước ngày Đông Chí của năm.

 

  1. Trong quan ngoài quách

Tiểu quách là một đồ vật tâm linh được dùng trong cải táng sang cát người quá cố. Tiểu quách là từ ghép gồm hai từ cấu thành lên là “tiểu” và “quách”.

 

 

Bình luận