Kinh nghiệm khi cải táng, sang cát, bốc mộ cho người đã khuất

Kinh nghiệm khi cải táng, sang cát, bốc mộ cho người đã khuất

Kinh nghiệm khi cải táng, sang cát, bốc mộ cho người đã khuất

Kinh nghiệm khi cải táng, sang cát, bốc mộ cho người đã khuất

Trong quá trình cải táng cho người đã mất mọi người cần chú ý rất nhiều vấn đề sao cho cải táng, sang cát được chu đáo, cẩn thận nhất, để mọi người hiểu rõ hơn về thủ tục chuẩn bị trước cải táng Văn Ba Gỗ Tâm Linh xin chia sẻ một vài nội dung sau:

 

  1. Kiểm tra mộ và chọn thời điểm bốc mộ

 

Bạn phải biết rằng, những ngôi mộ ở trong các tình trạng sau thì không nên bốc và di rời đi : Mộ kết, Mộ chưa tiêu hết thịt. Là mộ chôn tại những khu đất yếm khí nên khó tiêu hoặc những người chết bị bệnh khi điều trị tây y dùng nhiều thuốc và hóa chất nên cũng khó tiêu.

Chọn lựa thời điểm để cải táng là một việc vô cùng quan trọng. Cái này thông thường chúng ta thường dựa vào tình trạng của mộ và căn cứ vào thời gian đã địa táng để bốc.

Theo phong tục của người Việt Nam, người mất sau 3 năm thì cải táng, cũng là lúc con cháu mãn tang, tức là hoàn toàn hết để tang vong linh. Vì thế, việc cải táng thường được tiến hành sau 3 năm chôn hung táng.

 

  1. Những công việc khi tiến hành bốc mộ

- Chọn thời gian: Tuỳ theo từng gia đình, hoàn cảnh cụ thể để tiến hành. Tuy nhiên theo tất cả các sách từ xưa để lại, thời gian tốt nhất trong năm là từ cuối Thu đến trước ngày Đông Chí của năm. Không ai cải táng , quy tập mộ đầu năm cũng như sau Đông Chí.

- Tìm huyệt cát: Đó là nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố tốt theo Phong thuỷ của một ngôi mộ.

Cũng có người không tin gì cả thì họ làm đơn sơ bằng cách thông báo với người nhà định một ngày thuận lợi nào đó rồi con cháu xúm tay vào đào mộ cũ, lấy hài cốt rửa sạch bằng cồn hoặc rượu rồi xếp đúng trình tự vào tiểu rồi mang chôn sang chỗ mới. Cũng có một vài mâm cúng như giỗ là xong.

 

Ngoài ra nếu tin thì còn phải xem mộ mới đặt theo hướng nào là tốt cho người đã mất vì người ta quan niệm người dưới mộ có an phận thì người thân mới bình an hạnh phúc.

- Chọn ngày, giờ tốt: Ngày giờ tốt với tuổi người đã khuất và trưởng nam (hoặc thứ nam nếu không có trưởng nam) trong gia đình.

 

Người chủ trì phải căn cứ tuổi mình để xem ngày, giờ tốt cho việc cải táng là ngày tháng năm nào. Ngày đó phải là ngày tốt cho sang cát, không được xung với tuổi người chủ trì cũng không xung với tuổi người được sang cát.

 

- Xây, đắp mộ: Tiến hành xây, đắp mộ chìm, mộ nổi hay mộ công quan theo lối cổ.

 

- Lễ tạ mộ: Dâng lễ thắp hương lễ tạ Quan Thần linh, hàn Long mạch, cầu siêu.

 

Phải mời người biết cúng hoặc tự mình cúng (nhưng phải có bài văn khấn trong tay để đọc hay học thuộc để đọc và nhớ là đọc thầm thôi).

 

- Chuyển linh vị sang bàn thờ chính: Tại nhà thì chuyển linh vị (hay ảnh thờ) lên bàn thờ gia tiên. Còn tại nhà thờ họ thì đưa linh vị, ảnh hoặc ghi tên (tuỳ theo cách thức của từng vùng, miền) lên bàn thờ họ (hoặc chi).

 

  1. Khi nào không được bốc mộ?

 

Trong khi cải táng, tục lại có ba điều là tường thuỵ (tức là mả phát tốt đẹp) mà không cải táng.

- Khi đào đất thấy có con rắn vàng thì cho là long xà khí vật.

- Khi mở quan tài ra thấy có dây tơ hồng quấn quýt thì cho là đất kết. Ba là, hơi đất chỗ đó ấm áp, trong huyệt khô ráo không có nước hay là nước đóng giọt lại như sữa đều là tốt. Khi nào gặp như thế thì phải lập tức lấp lại ngay.

 

Ngoài ra nếu Mả kết phát, hoặc nở to ra. Thi hài không tan hết phải đẽo gọt, con cháu đang ăn nên làm ra hay con cháu sắp gặp năm xung tháng hạn thì tuyệt đối không được cải táng.

 

  1. Mua tiểu quách ở đâu?

Nếu bạn đang lúng túng chưa biết chọn địa chỉ nào để mua Tiểu Quách thì bạn có thể tham khảo Xưởng sản xuất Văn Ba Gỗ Tâm Linh: Khu công nghiệp Nhật Tân, Kim Bảng, Hà Nam.

 

Bình luận